Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

  tuyển dụng   tốt là cách truyền đạt văn hóa tổ chức

Nhân viên dễ dàng nhận thấy vị thế xã hội của mình qua công việc được giao, qua trang phục và vị trí trong công viên. Công việc càng đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trang phục biểu diễn càng cầu kỳ, lộng lẫy thì vị thế của nhân viên đó càng cao.

Ở kỳ trước, các bạn đã có dịp làm quen với khái niệm "văn hoá tổ chức" (một khái niệm bao hàm cả văn hoá Công ty). Kỳ này, chúng tôi tiếp tục cung cấp tới bạn đọc cái nhìn sâu hơn về một khía cạnh của văn hoá tổ chức. Văn hoá tổ chức có xu hướng được truyền bá một cách thành công tới các nhân viên mới được   tuyển dụng   sau quá trình làm quen có định hướng. Quá trình truyền bá gồm ba giai đoạn: tuyển dụng, xã hội hoá và hội nhập, đào thải.

Tuyển dụng

Trước khi nộp đơn ứng tuyển vào bất kỳ tổ chức nào, các ứng viên đã "nạp" sẵn cho mình một lượng thông tin đáng kể về hoạt động cũng như văn hoá làm việc của tổ chức đó thông qua các kênh thông tin như bạn bè, người quen, báo chí, báo cáo hàng năm… Các ứng viên tiềm năng, người thực sự muốn trở thành thành viên của tổ chức sẽ không ngừng nỗ lực tìm hiểu về lịch sử hình thành, văn hoá của tổ chức và thậm chí bắt đầu tập thích nghi với các giá trị văn hoá đó. Merton (1957) gọi sự thích nghi này là "xã hội hoá có định hướng". Một số tổ chức còn giúp "bôi trơn" quá trình này thông qua việc cung cấp cho các ứng viên bản mô tả chi tiết công việc, phòng ban cần tuyển và tất nhiên là cả về tổ chức đó. Theo một số nghiên cứu thì ứng viên được tuyển dụng tỏ ra rất sẵn lòng tiếp thu văn hoá tổ chức. Như vậy, mới chi qua khâu “chiêu hiền", các tổ chức đã truyền bá một cách gián tiếp và tự động văn hoá của mình lên các ứng viên. Lấy ví dụ về Công ty Walt Disney. Để được nhận vào làm việc trong khu giải trí Disneyland, các ứng viên đều sớm nhận thức phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu mà Công tham khảo ty mong muốn ở họ như có làn da trắng, khuôn mặt dễ nhìn, ở lứa tuổi 20, cao ráo, khoé mạnh. Những yêu cầu tưởng như khắt khe này nhằm tạo cho các du khách vui chơi trong công viên có cảm nhận rằng đây là nơi "hạnh phúc nhất trên thế giới".

Xã hội hoá tổ chức là khái niệm thể hiện quá trình ứng viên làm quen, học hỏi và tiếp nhận các giá trị, hành vi ứng xứ để trở thành một mắt xích phù hợp trong guồng máy hoạt động của tổ chức đó. Sau khi vượt qua "cửa tử", các ứng viên bắt đầu quá trình xã hội hoá theo hai hướng: theo nghi thức và không theo nghi thức.

Hầu hết các tổ chức bắt đầu quá trình xã hội hoá không theo nghi thức bằng cách để cho nhân viên của mình hướng dẫn trực tiếp các nhân viên mới. Lần đầu làm quen với môi trường làm việc của một tổ chức, nhân viên mới thường gặp phái những tình huống mà họ cho là phức tạp và khó hiểu. Một mặt là do họ hoàn toàn lạ lẫm trước những kinh nghiệm được chia sẻ bởi đồng nghiệp, mặt khác, họ thiếu sự hiểu biết và nhận thức về các chuẩn mực, giá trị, tập tục mà nhũng nhân viên kỳ cựu cho là hiển nhiên đúng trong tổ chức. Nhân viên mới có xu hướng tìm hiểu và thích nghi với môi trường làm việc bằng cách quan sát và đặt câu hỏi. Các đồng nghiệp giúp đỡ nhanh chóng hoà nhập thông qua hoạt động giao tiếp, nói chuyện hàng ngày làm cho nhận biết đâu là hành vi ứng xứ được chấp nhận và mong đợi. Quá trình xã hội hoá theo kiểu "dân vận" này tỏ ra rất hiệu quả bởi các quy ước, giá trị được truyền đạt một cách tự nhiên, thân mật và người "bị truyền đạt" cũng thấy dễ tiếp thu. Mức độ tiếp thu nhanh hay chậm có thể còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và kỹ năng xã hội của nhân viên mới, vào tính hiệu quá của quá trình xã hội hoá và vào mức độ phức tạp hay khó hiểu của văn hóa tổ chức.

Quá trình xã hội hoá theo nghi thức được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tách rời, có tác dụng làm cho nhân viên mới dần từ bở thói quen hay hành vi ứng xử trong môi trường trước đây. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn chuyển hoá. Giai đoạn này góp phần củng cố thêm cho giai đoạn một. Tại thời điểm vẫn còn là ma mới này, một nhân viên có thể bị từ chối cho vào một số khu vực nhất định trong Công ty, không có chỗ đỗ xe đặt trước, không có thư ký hay vài thiết bị văn phòng nào đó. Nhân viên bước vào giai đoạn ba - giai đoạn hoà nhập - khi họ thực sự thấy mình được chấp nhận bởi các đồng nghiệp, được phân công công việc lâu dài trong một phòng ban cụ thể sau hàng tuần, thậm chí hàng tháng làm công việc tạm thời và được giới thiệu một cách trang trọng, chính thức trong buổi lễ ra mắt nào đó.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn quá trình xã hội hoá theo nghi thức và không theo nghi thức, tôi tiếp tục lấy Công ty Walt Disney làm ví dụ. Sau khi lọt vào danh sách ăn   lương   của Walt Disney, nhân viên mới bắt đầu quá trình xã hội hoá theo nghi thức khi tham gia một chương trình học việc 40 giờ trong Trường Đại học Disneyland. Họ được học từ cách sử dụng từ ngữ như Disneylana là một "công viên chứ không phải một "trung tâm giải trí", hay khách hàng luôn được gọi là "những vị khách". Trang sức đeo trên người chỉ ở mức khiêm tốn, vừa phải, không được quá màu mè, rực rỡ. Họ còn được học cách giải quyết những tình huống bất ngờ nảy sinh, cách   tìm kiếm   sự giúp đỡ nhanh nhất từ các đồng nghiệp khi gặp phải khách hàng "khó nhằn”. Những buổi nói chuyện hay chiếu phim khích lệ được tổ chức định kỳ nhằm tạo cho nhân viên phong thái vui vẻ khi làm việc. Mỗi nhân viên còn được phát một cuốn sổ tay hướng dẫn nhằm đảm bảo không một nguyên tắc hay giá trị nào của Công ty bị bỏ sót. Quá trình xã hội hoá không theo nghi thức được thể hiện một cách trực tiếp và rõ nét hơn. Nhân viên mới dễ dàng nhận thấy vị thế xã hội của mình qua công việc được giao, qua trang phục và vị trí làm việc. Công việc càng đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trang phục biểu diễn càng cầu kì, lộng lẫy thì vị thế của nhân viên đó càng cao. Họ cũng ngầm hiểu rằng các giám sát viên không chỉ có mặt để giúp đỡ, hướng dẫn và đánh giá hiệu quả công việc mà còn theo dõi xem họ nghỉ giải lao có quá đà hay trang phục có đúng quy cách không.

Hòa nhập, đào thải

Một nhân viên có thể nhanh chóng hoà nhập hoặc cảm thấy không phù hợp tí nào với môi trường làm việc sau khoảng thời gian xã hội hoá. Sự hoà nhập hoàn toàn của nhân viên được thể hiện qua một số thay đổi trong chức danh công việc như họ không còn phải đeo mác "trợ lý" hay "tạm quyền” nữa, được mời tham dự các buổi tiệc Công ty, có chỗ đố xe đặt trước hay nhận các văn bản chính thức trực tiếp từ giám đốc. Tuy nhiên, một số nhân viên lại thấy xa lạ, không thoải mái trước những hành vi ứng xử theo khuôn mẫu của môi trường làm việc. Họ làm việc không hiệu quả, có hành động đi ngược lại những giá trị văn hoá được chấp nhận trong tổ chức và phần đông số này đều bị tổ chức đào thải. Lại có trường hợp nhân viên bị "đồng hoá" hoàn toàn bởi văn hoá tổ chức dẫn tới sự tuân thủ một cách mù quáng mọi quy định trong Công ty. Trong tiếng Anh người ta dùng một từ ghép rất hay để chỉ những người này, đó là từ "company man". Vào những năm 80, hãng Xeroc đã phải sa thải hàng loạt "company man” vì họ bị xã hội hoá một cách quá mức, do đó không còn khả năng suy nghĩ và hành động sáng tạo, tự chủ.

Mỗi tổ chức đều tạo dựng và duy trì một loại hình văn hoá làm việc riêng của mình và mọi nhân viên làm việc trong tổ chức đều có trách nhiệm học hỏi, thích nghi với các giá trị văn hoá đó . Tuy nhiên họ cũng cần tiếp thu có chọn lọc để tránh bị đồng hoá hoàn toàn.

Quantri.Vn

Những mẫu chuyện thực tế của một nhà   tuyển dụng   , bạn học tập được gì?

  tuyển dụng   là một nghề chuyên sâu trong công tác quản trị   nhân sự   , bài viết dưới đây là trải nghiệm của 1 người trong nghề sẽ chia sẻ với các bạn suy nghĩ của 1 nhân viên tuyển dụng như thế nào và bạn với tư cách là nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì và nếu bạn là người đang đi xin việc, bài viết này cũng giúp ích cho bạn rất nhiều. CPO Blog mời bạn tham khảo. Cám ơn bạn Thiên Hạc và Vieclambank.Com.

Mời các bạn bắt đầu theo dõi:

Nghề tuyển dụng là một trong những nghề tuyệt vời! Không nói tới nó phù hợp với tôi hoàn toàn vì tôi được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người ở nhiều mức độ khác nhau, nghề tuyển dụng còn đem đến những bất ngờ rất thú. Đơn cử như việc ngồi dán mắt hàng giờ vào chiếc màn hình máy tính và sàng lọc hồ sơ.

Hôm ấy tôi nhận khoảng trên dưới 10 hồ sơ. Tôi bắt đầu tỉ mẫn mở từng file đính kèm một và chăm chú xem từng chi tiết, sàng lọc với phần yêu cầu công việc mà bộ phận Sales gửi sang. Tính từ hôm qua đến nay, chúng tôi nhận được cũng khoảng trăm bộ hồ sơ, mà vị trí cần tuyển thì chỉ có một. Thật vất vả cho ứng viên khi họ phải chứng tỏ mình trước nhất thông qua cách trình bày hồ sơ của mình.

Có nhiều ứng viên chọn cách giới thiệu thật nhiều thành tích kinh doanh, số khác lại tô đậm thành quả học tập, một số thì cố gây ấn tượng bằng số năm kinh nghiệm. Duy có một hồ sơ, tôi tin rằng chủ nhân của bộ hồ sơ này đang cô gây ấn tượng bằng tính sáng tạo!

Hồ sơ mở đầu bằng phần mục tiêu với câu chuyện về Khổng Minh và Lưu Bị. Ứng viên này đã giúp tôi ôn lại lịch sử Tam Quốc khi kể lại nguyên văn câu chuyện nổi tiếng Lưu Bị cầu Khổng Minh. Có điều, tôi vẫn chưa hiểu được ngụ ý sâu xa khi ứng viên đưa vào hồ sơ câu chuyện trên. Tôi đoán lờ mờ, ngụ ý của câu chuyện trên rằng : “công ty hãy tuyển tôi, vì khó khăn lắm mới thấy một Khổng Minh như tôi!” Một cách gây ấn tượng thú vị đấy chứ!

Nó khiến tôi tiếp tục đọc tiếp hồ sơ dài hơn 2 trang A4 để tìm lời xác minh cho lý giải của tôi. Thật bất ngờ! Tất cả những lý lẽ tôi tìm được tại phần kinh nghiệm vỏn vẹn vài từ với mức độ hiểu lầm khá cao:

&Ldquo;Kinh nghiệm: Bán hàng nam giới

Tính tình: vui vẻ, hoà đồng vô cùng đáng tin cậy”

Những người trẻ, đôi khi họ có những sáng tạo hơi quá đà. Bạn có thể cho đó là sáng tạo, nhưng tôi lại cho rằng đây là sự thiếu nghiêm túc. Và dĩ nhiên, tôi sẽ phải nói: “xin lỗi hồ sơ của bạn không phù hợp!” cho trường hợp trên. Vậy là một ngày làm việc nữa trôi qua.

Bạn thấy đấy, nghề của tôi vẫn luôn tràn đầy những thú vị nho nhỏ hằng ngày. Hãy cùng tôi khám phá những câu chuyện sau nhé.

NHỮNG CUỘC TRÒ CHUYỆN THÚ VỊ

Bạn biết không,   nghề nhân sự   quả thật rất tuyệt vời. Tuyệt vời hơn nhiều so với hình ảnh nhàm chán với giấy tờ và văn phòng mà bạn đang nghĩ tới đấy. Công việc này cho tôi cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, trò chuyện với họ. Và bạn biết không, trong số những cuộc trò chuyện mà tôi gọi là phỏng vấn đó, có rất nhiều điều thú vị xảy ra

Có một lần khi tôi chịu trách nhiệm phỏng vấn một ứng viên cho vị trí nhân viên kinh doanh. Đó là một anh chàng khá đạo mạo và chững chạc. Tôi đã từng nghĩ đây sẽ là một ứng viên tiềm năng và hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhưng khi bạn đọc qua mẫu đối thoãi dưới đây, chắc bạn cũng như tôi, sẽ phải suy nghĩ lại:

-----------------------------------------------------------------------------------

Tôi: Chào em, chị tên Mai Trang, chúng ta bắt đầu phỏng vấn nhé!

X: Dạ chào chị Thảo Trang, em đã sẵn sàng, nhưng chị cho biết hôm nay em ứng tuyển vị trí nào được không chị?

Tôi: chị là Mai Trang. Em không biết mình ứng tuyển vị trí nào à?

X: Dạ, chẳng là, lúc nghe điện thoại em chỉ nghe tới loáng thoáng là lên phỏng vấn chứ đâu có biết phỏng vấn vị trí nào đâu chị Thảo Trang!

Tôi: chị tên là Mai Trang…

X: Dạ em xin lỗi, em nhầm…

Tôi: Hôm nay chị mời em đến dự phỏng vấn cho vị trí nhân viên kinh doanh tại một doanh nghiệp chuyên về bán lẻ. Em biết gì về lĩnh vực bán lẻ không.

X: thú thật với chị, em không thích làm trong lĩnh vực bán lẻ…

-----------------------------------------------------------------------------------

Câu chuyện bị ngắt khúc bởi một tiếng chuông điện thoai. Và buổi phỏng vấn cũng bị những tiếng chuông điện thoại ấy rả rít ngắt ra thanh nhiều đoạn. Quả là một buổi nói chuyện “thú vị” theo nhiều nghĩa.

Nếu bạn đang ở vào vị trí của tôi, bạn có nghĩ như tôi hiện giờ? Hoặc nếu bạn ở vào trường hợp của X kể trên, bạn có hành xử như thế?

SAO MÀ THƯƠNG DÂN IT QUÁ !!!

Trước bạn đi phỏng vấn, bạn hãy ngủ cho thật đủ nhé!!!

Đang trả lời cho đối tác, điện thoại khẽ rung lên nhắc còn 15 phút nữa là mình sẽ phỏng vấn một ứng viên IT cho vị trí quản trị mạng cao cấp. Tranh thủ đọc lại resume của ứng viên, chỉnh lại trang phục một chút...Đúng 9h15, điện thoại của tiếp tân gọi lên: “ Dạ chị ơi, anh X đã đến rồi!”

Bước vào phòng phỏng vấn, bạn X đứng dậy, chúng tôi chào nhau , tôi mời bạn ngồi xuống. Mặt đối diện nhau, tôi quan sát ứng viên của mình...

Trời , hai mắt của cậu bạn này thâm quầng, không phải do ẩu đả hay xô xát với ai đâu, mà là do thiếu ngủ. Tôi biết dân IT là nhóm làm về đêm là chính, update, làm thêm các dự án bên ngoài, thức khuya là chuyện thường tình. Nhưng hiểu là hiểu vậy, còn ứng viên của tôi dẫn tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là cặp mắt mệt mỏi trong dáng người thư sinh cao gầy, trang phục nghiêm túc, nhưng khi vưa ngồi xuống ghế, anh bạn này đã gục gặc ngủ ngay lập tức. Tôi quan sát bạn nãy giờ, bạn cũng không biết. Thú vị thật! Nhưng chờ khoảng 5 phút, tôi bắt đầu lên tiếng hỏi, câu đầu tiên tổi hòi: “ Hôm nay em không được khỏe à?” Anh bạn giật mình, bối rối, xin lỗi tôi... &Ldquo; Em xin lỗi chị vì đã 3 đêm nay em không ngủ...&Rdquo; . &Ldquo;À, ra là vậy, chúng ta bắt đầu nhé.!&Rdquo; “ Dạ” một tiếng, bạn lại tiếp tục lờ đờ...

Với kinh nghiệm tuyển dụng nhiều năm, tôi hiểu anh bạn này bây giờ chỉ muốn đi ngủ thôi, nên tôi không cần phải phải hỏi sâu về chuyên môn, chỉ hỏi những câu về bản thân ứng viên cốt sao cho ứng viên tỉnh táo hơn một chút, nhưng....Anh bạn của tôi lại không còn tập trung vào bất ki` câu nào nữa cả. Tôi hỏi vấn đề A, cậu ấy trả lời B, tiếng Anh, tiếng Nhật bay biến đâu hết. Tôi mỉm cười thông cảm và quyết định kết thúc để cho bạn về nhà ngủ. Tôi nói: “ Em nên về nhà ngủ cho khỏe hẳn ra, chị sẽ liên lạc với em sau”. Anh bạn cảm ơn tôi rối rít, xin lỗi cũng rối rít luôn...Tôi tiễn bạn ra cửa, nhìn theo, người bạn trẻ khát khao học tập, làm việc, thăng tiến, ... Nhưng vẫn còn chưa biết cách tự cân bằng tồt...
 
NÓI CÓ SÁCH - MÁCH CÓ CHỨNG

Khi phỏng vấn đừng mang quá nhiều   tài liệu   bạn nhé! Sẽ vất vả lắm đấy!

Một ngày mới, một ngày lại được làm công việc yêu thích, công việc trong ngành nhân sự.

Bạn biết không, cùng một vị trí ứng tuyển, không phải cứ phỏng vấn ai là chúng tôi có thể tuyển dụng ngay lập tức. Trên cương vị nhà tuyển dụng, tôi phải xem xét rất nhiều yêú tố của các ứng viên để tìm ra nhân sự thích hợp nhất. Trong phỏng vấn, người tìm việc có thể thuyết phục hay gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trên nhiều phương diện như bằng cấp, kinh nghiệm, tác phong, thái độ,...Và có lần tôi đã bị bội thực trước những chứng minh của một ứng viên:...

Tôi phỏng vấn bạn vào vị trí thiết kế web, bạn rất trẻ, rất nhiệt tình, không khí làm việc hứa hẹn sẽ rất sôi nổi...Chúng tôi bắt đầu trao đổi sâu hơn về kinh nghiệm làm việc của bạn . Công ty đầu tiên, bạn lấy từ trong cặp ra một file hồ sơ bao gồm các hoá đơn chứng từ, danh sách khách hàng, chỉ ra từng cái cụ thể giảng giải lại cho tôi:” Cái này nè chị, đây là các công việc em nhận trách nhiệm nhiều lắm, chỗ này... Và đây là tên sếp của em..&Rdquo; À, thì ra công việc đầu tiên của bạn là bạn đi bán ( sale) quảng cáo. Xem ra bạn rất cẩn thận khi thu giữ và lưu trữ một danh sách nhiều khách hàng và hoá đơn như vậy!

Ở công ty thứ hai, bạn là trợ lý Marketing, với chức danh này, bạn lại có vô số điều để kể với tôi, từ việc bạn tham gia tổ chức sự kiện, liên hệ với báo chí như thế nào, những bản kế hoạch nào bạn đã làm...Và như sợ rằng tôi chưa tin, bạn lại rút ra thêm một file hồ sơ, file hồ sơ bìa đen cứng cáp và cũng to cỡ file đầu tiên. Tôi nhẹ nhàng mở ra đọc vài trang tham khảo. Thú vị thay, tôi lật trang đến nào thì bạn thao giảng về các nội dung trang đó ngay lập tức: “ Cái đó là em làm vào giai đoạn A với mục tiêu X...&Rdquo;. &Ldquo; Ừm, chị thấy rồi em, cám ơn em! Vậy em có kinh nghiệm gì về thiết kế web không?” - Tôi hỏi. &Ldquo;Dạ” - Bạn nhanh nhẹn trả lời:”Em đã được học thiết kế web và đây là hình ảnh , tên miền của các website mà em đã thiết kế , đây chị!”.

Lần thứ ba, bạn lấy ra một file hồ sơ y như hai cái ban nãy và đặt trước mặt tôi. Và bất ngờ lớn nhất, khi tôi hỏi về vấn đề   lương   , sau khi trả lời, bạn ứng viên của tôi vội vã đưa cho tôi số tài khoản của bạn: “ Chị, đây là số tài khoản của em tại Ngân hàng B. Chị kiểm tra lại đi chị!”.

Bạn ơi, chúng ta đang phỏng vấn, bạn thuyết phục tôi bằng năng lực thật sự của bạn thông qua công việc và thái độ tự tin tác nghiệp của bạn. Nhưng những chứng minh của bạn có nói lên bạn đã thực sự tự tin chưa? Tôi thầm hỏi, nếu bạn chuyển việc thêm vài ba công ty nữa, khi đi phỏng vấn, bạn sẽ đem theo thêm bao nhiêu file hồ sơ để chứng minh kinh nghiệm cho nhà tuyển dụng? Đừng hiểu sai ý nghĩa của phỏng vấn là nhà tuyển dụng sẽ ngồi xem hết tất cả công trình làm việc của bạn, bạn nhé!

HÃY ĐỂ NHÀ TUYỂN DỤNG THẤY ĐƯỢC "LỬA" LÀM VIỆC CỦA BẠN!

Nhà tuyển dụng đôi khi không nhất thiết yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm hay bằng cấp. Điều quan trọng là bạn thể hiện chính mình như thế nào?

Công ty chúng tôi tài trợ cho một chương trình thi du học.Với tư cách là đại diện cùng với đơn vị tổ chức, tôi thuộc trong ban giám khảo phỏng vấn các ứng viên lần cuối, quyết định xem ứng viên đó có đủ điều kiện để được cấp học bổng du học tiếp chuyên ngành không. Chiều hôm ấy, vì lí do cá nhân, tôi đến trễ, một công sự đã giúp tôi phỏng vấn một số bạn. Khi tôi đến nơi, ngồi ở vị trí ứng viên tiếp theo chờ đến lượt mình là một bạn trẻ, trang phục gọn gàng, gương mặt giống học sinh, miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười. Tôi đứng cạnh bạn, hỏi: “ Em còn đang đi học hả? Chị trông em giống học sinh?” Vẫn một nụ cười tươi tắn trên môi “ Dạ, em đã là sinh viên năm 4 rồi chị!”. Tôi bất ngờ!

Tôi vẫn đứng kế bạn hỏi chuyên: “ Vì sao em muốn đi du học theo ngành này?”. &Ldquo; Dạ thưa chị, vì em đam mê và muốn học nhiều hơn để làm việc thật có ích! Em đang tự tạo cơ hội cho chính mình thôi chị” Ngay từ đầu, bạn đã ghi điểm được với tôi qua tác phong năng động, câu trả lời thể hiện chất lửa trong bạn, dù bạn không hề biết vị trí của tôi.

Bạn bước vào ghế phỏng vấn, tôi quan sát bạn từ thái độ đến cách thức bạn trả lời. Khi cộng sự của tôi hỏi bạn:” Hãy cho anh biết lí do vì sao anh nên chọn cấp học bổng cho em?”. Bạn lại khẽ mỉm cười và trả lời:

&Ldquo;Em nghĩ, ai cũng có thế mạnh riêng, làm kinh doanh, chúng ta phải đầu tư để sinh ra lợi nhuận, và em tin, nếu bên phiá công ty chọn đầu tư vào một con người thì lợi nhuận mang lai không chỉ có giá trị tức thời mà là những giá trị bền vững và lâu dài. Đầu tư vào con người là một quyết định đầu tư khôn ngoan của tất cả các nước tiến bộ và của các công ty có tầm nhìn xa! Em tin nếu đầu tư vào em, em sẽ không làm nhà tài trợ thất vọng”

Bạn được chọn cấp học bổng, nhưng vì lí do riêng, bạn đã không đi. Tôi mời bạn về phỏng vấn ở công ty tôi. Và bây giờ, khi sắp tốt nghiệp, bạn đã là nhân viên chính thức, chịu trách nhiệm một quy trình quan trọng trong công ty tôi.

CẢI TIẾN HÔM NAY - CHỚ HẸN NGÀY MAI!

Tôi phỏng vấn một ứng viên - vị trí trưởng nhóm Marketing cho một tập đoàn điện tử nổi tiếng. Tất nhiên, lương rất cao, chế độ phúc lợi hấp dẫn. Ở đời, hễ mà cái gì trả cao thì người ta đòi hỏi cũng rất nhiều: vừa chuyên môn,vừa bằng cấp, vừa kinh nghiệm, khả năng sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh xuất sắc...Trong mẫu đăng tuyển đã ghi rất cụ thể.

Anh ứng viên gặp tôi, khá tự tin và chững chạc. Anh có kinh nghiệm làm việc ở chức vụ trợ lí Marketing cho công ty trước đây. Vì muốn thử sức ở một ngành mới, anh có nhu cầu chuyển việc. Lí do rất chính đáng và hợp lí. Trong quá trình phỏng vấn, tôi đề nghị anh - chúng ta trao đổi bằng tiếng Anh. Một mặt, tôi muốn kiểm tra khả năng phản xạ ngoại ngữ của anh. Mặt khác, tôi muốn lắng nghe cách anh diễn đạt và trình bày khi tiếp nhận một vấn đề. 2 phút trôi qua, khi câu hỏi đầu tiên bằng tiếng Anh của tôi bắt đầu. Không khí vẫn là sự im lặng. Anh nói: “ Em hiểu câu hỏi của chị nhưng em không quen trả lời bằng tiếng Anh” “Ồ! Vậy là bạn này chắc không thường xuyên sử dụng Anh ngữ trong công việc rồi!” Tôi thầm nghĩ. Những vấn đề cơ bản trong giao tiếp ngoại ngữ cũng khiến bạn bối rối và lúng túng. Tôi đã sớm có quyết định.

Nhưng anh dường như cũng hiểu về điểm yếu của mình nên anh đà trấn an tôi. Anh nói anh có khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh, anh đang lên kế hoạch mỗi ngày nói tiếng Anh với bạn bè, anh còn cho biết cách đây 1 năm, anh đã tự tin nói với trưởng phòng rằng nếu anh có tiếng Anh thì công ty không thuê anh được đâu. ....

Chà! anh bạn này quả thật quá tự tin về năng lực của anh.Anh cũng hiểu rất rõ điểm yếu của anh, gây trở ngại cho con đường thăng tiến của anh. Vậy sao sau một năm, anh vẫn không cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình nhỉ? Liệu nhà tuyển dụng có thể chọn một ứng viên biết rõ điểm yếu của mình mà không chủ động thay đổi trong một thời gian dài như vậy không?

KHI TÔI ĐỌC RESUME CỦA BẠN...

Có một điều nho nhỏ tôi muốn nhắc nhở các ứng viên thân mến_ những người đang chuẩn bị có một buổi phỏng vấn việc làm: đó chính là nội dung resume mà các bạn gửi đến chúng tôi - những nhà tuyển dụng...

Quy trình phỏng vấn tuyển dụng ứng viên thật ra không có gì phức tạp lắm như nhiếu người vẫn nghĩ đâu. Chúng tôi đọc và tuyển chọn những resume phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của từng vị trí. Tất cả các resume chúng tôi đều đọc, đó là điều mà các ứng viên hãy yên tâm!

Tuy nhiên, cuộc đời là một sự lựa chọn gay gắt, chúng tôi chỉ quyết định phỏng vấn với những hồ sơ tương đối thích hợp và nghiêm túc. Đôi khi, thông qua cách viết thể hiện trong resume, chúng tôi nhận ra được hình ảnh của ứng viên, nhiều ứng viên đã xây dựng được hình ảnh đẹp và sự thú vị cho chúng tôi từ những resume đầu tiên...

Nếu có những resume hoàn hảo, tương đối tốt hay để lại ấn tượng sâu sắc với chúng tôi, mở ra cho ứng viên và nhà tuyển dụng cơ hội gặp gỡ trao đổi,thì cũng có không ít hồ sơ tìm việc kém chất lượng, nội dung sơ sài, hay đơn giản là không thể hiện rõ tinh thần nhiệt tình với công việc.

Nội dung của một resume thường bao gồm các mục chính: Thông tin cá nhân, mục tiêu, kĩ năng, kinh nghiệm, học vấn, ưu điểm, sở thích, người tham khảo....

Đối với sinh viên tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm, các bạn thường tập trung vào phần kĩ năng và hoạt động ngoại khoá là những điều liên quan mật thiết với mục tiêu tìm việc. Còn đối với những ứng viên đã đi làm và muốn chuyển việc thì thường chú ý đến thế mạnh về học vấn và kinh nghiệm - không chỉ liệt kê mà còn mô tả đầy đủ những công việc hỗ trợ một cách đắc lực cho các mục tiêu. Tuy nhiên ở một số trường hợp, ứng viên dường như muốn chứng minh với nhà tuyển dụng mình thật sự toàn diện, ứng viên đã quá chăm chút vào mục sở thích cá nhân nhiều hơn là khai thác các yếu tố sở trường và kĩ năng làm việc.

Đơn cử 1 trường hợp như sau: 1 ứng viên gửi hồ sơ cho tôi: trình bày rất tỉ mỉ rằng bạn ấy có sở thích du lịch, dã ngoại, đi câu cá vào bất kì lúc nào, đạt được cá thành tích trong nuôi trồng sinh vật cảnh,..

Tôi không có ý chê trách hay phiền hà gì ở các thành tích và sở thích cá nhân của ứng viên. Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ với bạn ở góc độ nhìn nhận của một nhà tuyển dụng như sau đây: Nếu nói quá nhiều về sở thích ngoài có vẻ hơi lệch xa với nội dung công việc. Khi hồ sơ thể hiện bạn có quá nhiều mối quan tâm khác, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn thực sự không chú tâm lắm vào công việc, điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong resume chính là khả năng đáp ứng công việc và mục tiêu làm việc dài hạn của bạn. Hãy thể hiện những điều đó một cách thật năng động và ấn tượng!

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ ỨNG XỬ

Các bạn quan niệm như thế nào về những công việc bán thời gian? Là công việc bạn có thể dễ dàng tìm thấy và không có quá nhiều ràng buộc khi thoả thuận...? Một phần tất yếu là như thế...Tuy nhiên, nếu bạn quan niệm làm bán thời gian là tùy ý, bạn không có ý định làm việc nghiêm túc, thì bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển vào một vị trí bất kì....Dù là bán thời gian

Tôi đăng tuyển một vị trí copy-writer tiếng Anh, thời gian làm việc là bán thời gian cố định. Sau khi phỏng vấn, tôi tìm được một ứng viên tương đối phù hợp với các yêu cầu của vị trí này. Bạn trông thật dễ thương, lại có kinh nghiệm làm phiên dịch 3 năm cho một vài công ty khá nổi tiếng. Tôi khá hài lòng về khả năng ứng xử nhẹ nhàng, lịch thiệp của bạn. Tuần đầu tiên bạn đi làm, công ty chào đón bạn vô cùng thân thiện....

Qua tuần thứ hai làm việc, tôi bất ngờ nhận được một dòng thư ngắn vỏn vẹn rằng gia đình bạn có chuyện, bạn xin lỗi, không thể tiếp tục công việc.

Việc bàn giao công việc và thích nghi với môi trường mới, công việc mới là một quá trình. Có người thích nghi nhanh, chậm, có nhân viên phù hợp sẽ tiếp tục ở lại, cảm thấy không phù hợp sẽ chuyển việc, một qui luật rất bình thường. Lí do đưa ra chỉ là thủ tục. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cách thức bạn thông tin cho người có trách nhiệm. Ít ra, bạn cũng nên gặp trưởng bộ phận của bạn để trình bày, hay bạn đến   phòng nhân sự   để chia sẻ. Khi đi làm ở một môi trường chuyên nghiệp, bạn cần phải biết các qui ước ứng xử căn bản. Việc bạn đường đột xin nghỉ tuy khônng phải là chuyện lớn nhưng đã để lại trong suy nghĩ của đồng nghiệp và cấp quản lí đánh giá bạn không còn cao nữa. Công việc dù nhiều, dù ít, dù đơn giản hay phức tạp đều có những giá trị riêng, đừng vội vàng nhận lấy rồi khi không đáp ứng thì bạn buông ngay lập tức. Như vậy sẽ gây lãng phí thời gian, nhân sự, chi phí hướng dẫn, bàn giao của doanh nghiệp và của chính bạn.

Nguyễn Dũng

0 nhận xét :

Đăng nhận xét