Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nhịp đập của văn hóa công ty

 Khi đặt chân vào một công ty, thông thường chỉ tốn mất mười phút là biết được nền văn hóa của doanh nghiệp ấy thế nào. Là nhà quản trị, bạn có thể miêu tả nền văn hóa của doanh nghiệp mình không?
Nếu không thể miêu tả nó ngay thì ở vị trí chủ doanh nghiệp, bạn nên tham khảo những điều sau.

Tin tốt và tin xấu
Hãy tự hỏi bạn đã dùng cách thức văn hóa nào để đối mặt với những thông tin xấu? Nhiều người chủ thường điên tiết mỗi khi nghe được tin xấu. Nhưng tín hiệu ấy sẽ truyền đạt điều gì đến nhân viên? Biết được cấp trên của mình sẽ không thể bình tĩnh được, các nhân viên không dám nói đến những điều không hay đang xảy ra nữa. Kết quả là sẽ có một “kho” tin xấu cùng lúc trút xuống đầu người chủ.

Còn đối với tin tốt, nhiều người chủ lại không hề nghĩ đến việc cổ vũ, khen ngợi. Đâu rồi chương trình tặng thưởng nhằm ghi nhận và cảm ơn một kết quả làm việc tốt? Nhiệm vụ của người chủ doanh nghiệp là cung cấp nơi làm việc tập trung những lợi ích cho mọi người, luôn tạo niềm tin cho cấp dưới và trung thực với mọi người để tạo nên được một viễn cảnh tương lai tốt đẹp cho doanh nghiệp. Một chủ doanh nghiệp tài ba phải biết cách khen thưởng đúng chỗ, đúng lúc.

Họp hành
Những cuộc họp trong công ty chứa đựng trong nó một nền văn hóa thật sự. Bạn có thấy các cuộc họp mình chủ trì có hiệu quả không? Bạn đã khi nào nghe thấy một ai đó trong công ty nói rằng họp là tra tấn, chỉ tổ tốn thời gian? Nếu gặp phải, bạn hãy thay đổi tình thế bằng cách làm những điều sau đây:

 • Có trong tay chương trình nghị sự và bám chặt vào nó để điều khiển cuộc họp.
 • Chỉ có hai hoặc ba vấn đề chính cần bàn trong mỗi cuộc họp.
 • Bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng giờ quy định.
 • Chắc chắn rằng những người tham gia việc ra quyết định phải có mặt.
 • Mọi vấn đề trong cuộc họp phải được giải quyết ngay, hoặc phải có kế hoạch giải quyết từ từ.
 • Mỗi quyết định phải bao gồm các dữ liệu cơ bản, bao gồm ai, điều gì, khi nào, nơi đâu.

Nhịp đập của văn hóa công ty
Nếu các phòng ban trong công ty không phối hợp nhịp nhàng với nhau thì ắt hẳn nhịp hoạt động của công ty sẽ rất dễ bị rối loạn. Điều ấy sẽ tạo nên một nền văn hóa công ty không lành mạnh và khỏe khoắn. Do đó, hãy chỉ định ra những chức vị lãnh đạo không chính thức trong từng nhóm nhỏ tại công ty. Họ là những người mà nhân viên của bạn sẵn lòng lắng nghe nhất. Đồng thời, hãy mời gọi tham gia vào các kế hoạch và chương trình thực hiện mục tiêu của công ty.
Khi bạn muốn mọi thứ thay đổi, chính bạn là người đầu tiên phải tiến hành mọi việc. Một nền văn hóa lành mạnh phải đi theo quá trình sau: Người chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định, sau đó phân phối, ủy quyền và quan sát mọi thứ tiến triển tốt đẹp ra sao. Nếu nó không thật sự như mong đợi, chủ doanh nghiệp phải tái xem xét kế hoạch và nếu cần, thử nghiệm một vũ khí mới.
Tóm lại, nền văn hóa doanh nghiệp thường được hình thành theo cách mặc định hơn là được thiết kế, nhưng những công ty có chủ đích xây dựng nên nền văn hóa sẽ thành công hơn cả. Chưa bao giờ quá trễ để tạo nên thành công cho doanh nghiệp bằng cách quyết tâm xây dựng lại hoặc nâng cao nền văn hóa của doanh nghiệp.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần / Entrepreneur)

Gừng càng già càng cay

(HR) Các nhà   tuyển dụng   trên thế giới dành hàng triệu giờ mỗi năm để đăng tải các quảng cáo   tuyển dụng   , xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn các ứng viên, tuyển dụng và   đào tạo   nhân viên của mình.

Tuy nhiên, không ít các nhà tuyển dụng nhận ra rằng rất nhiều nhân viên họ tuyển dụng làm việc tại công ty chỉ trong vòng vài tháng đã quyết định rằng họ không muốn “mãi là kẻ hầu người hạ” nữa hay cảm thấy “cần một điều gì tốt đẹp hơn” tại các công ty khác lớn hơn.

Vậy các công ty có thể   tìm kiếm   đội ngũ lao động đáng tin cậy và ổn định ở đâu để không phải liên tục đau đầu với những kế hoạch tuyển dụng mới? Đâu là một đội ngũ nhân viên cống hiến với công việc và có niềm kiêu hãnh khi làm việc tại công ty? Ai sẽ là những nhân viên cần đến ít chi phí hơn cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo và duy trì?

Câu trả lời? Đó là: Các nhân viên lớn tuổi.

Trong xã hội ngày nay, mọi người đang có cuộc sống tốt hơn. Giới trẻ hiện tại khi đến tuổi về hưu sẽ có thêm một nền tảng giáo dục cao hơn các thế hệ trước. Hiện nay, các nhân viên lớn tuổi thục sự cảm thấy họ đang vẫn ở đỉnh cao của năng lực làm việc. Và một khi họ trở thành những lực lượng năng động hơn thì các công ty cần quan tâm tới việc tìm kiếm các biện pháp thích hợp nhằm thu hút và gìn giữ những nhân viên lớn tuổi - những mỏ vàng quý.

Sự mềm dẻo và linh hoạt là rất quan trọng cho những nhân viên lớn tuổi. Không phải ai trong số họ đều muốn về hưu. Họ thường phải chịu trách nhiệm chăm sóc những thành viên cao tuổi hơn trong gia đình như cha, mẹ hay nuôi nấng những đứa cháu nội, cháu ngoại. Tạp chí Fortune đã ghi nhận ý kiến của hơn 1500 người lao động trong độ tuổi 45 – 76 về việc làm của họ. Kết quả: 69% mong muốn không bao giờ phải nghỉ hưu hoàn toàn, 34% nói rằng họ muốn tiếp tục làm việc như hiện tại vì họ thực sự thích thú công việc của mình, 19% cho rằng họ cần có thu nhập từ những công việc bán thời gian để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, 10% hy vọng họ sẽ tự mình làm ăn kinh doanh nhỏ, 6% sẽ tiếp tục làm việc trong thời gian cả ngày nhưng là một việc khác đơn giản hơn tại một công ty nào đó.

Liệu bạn có nên lôi kéo, sẵn sàng dành những phần thưởng có giá trị cho người lao động trên 50 tuổi? Câu trả lời là “có”. Dưới đây là 12 lý do giải thích tại sao việc tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi có thể giúp công ty bạn duy trì một đội ngũ lao động ổn định, đáng tin cậy, cống hiến với công việc và đặc biệt là tiết kiệm nhiều chí phí cả về ngắn hạn lẫn dài hạn.

1. Các nhân viên lớn tuổi cống hiến sẽ đảm bảo một chất lượng làm việc tốt hơn, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện về các nhân viên lớn tuối gắn bó cao với công việc phát hiện được nhiều sai lầm tốn kém tiền bạc của các nhân viên khác trong công ty liên quan tới mọi thứ từ việc đọc sai tên khách hàng cho đến định giá sai hay sơ sót kế toán,….

2. Các nhân viên lớn tuổi luôn đảm bảo yếu tố giờ giấc, hạn định thời gian. Phần lớn họ đều mong chờ sẽ được làm việc mỗi ngày, vì vậy họ sẽ đi làm đúng giờ hơn và luôn sẵn sàng với công việc.

3. Tính thật thà là điểm chung của các nhân viên lớn tuổi. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống, của các mối quan hệ nhân quả, do đó luôn đảm bảo tính chính trực và tận tâm với sự thật.

4. Bổ sung vào những giá trị vô hình của các nhân viên lớn tuổi đó là sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng, có trọng tâm và chu đáo, nhờ đó có thể giúp công ty tiết kiệm hàng nghìn USD. Một chủ doanh nghiệp đã từng kể rằng một trong số các nhân viên lớn cuổi của ông đã tiết kiệm cho công ty trên 50.000 USD liên quan tới một hoạt động gửi thư số lượng lớn. Người nhân viên văn phòng 75 tuổi này đã phát hiện ra một khiếm khuyết con số trong tất cả các mã ZIP codes mà hầu như cơ quan bưu chính và cả các nhà quản lý marketing được trả   lương   cao với nhiều bằng cấp trong tay không thể nhận ra.

5. Khả năng lắng nghe tốt đã biến những nhân viên lớn tuổi trở thành tài sản quý giá bởi vì họ dễ đào tạo hơn - các nhân viên lớn tuổi chỉ được nghe một lần là họ biết phải làm những gì cần thiết.

6. Niềm kiêu hãnh khi một công việc được hoàn thành tốt của các nhân viên lớn tuổi luôn là điều rất khó tìm thấy ở các nhân viên trẻ tuổi. Các nhân viên trẻ tuổi muốn làm việc mau mau chóng chóng rồi về nhà, trong khi các nhân viên lớn tuổi cảm thấy rất vui khi ở lại công ty lâu hơn một chút để hoàn thành công việc chính bởi vì cảm giác kiêu hãnh của họ trong sản phẩm cuối cùng.

7. Các kỹ năng tổ chức tốt của những nhân viên lớn tuổi sẽ giúp các công ty tuyển dụng họ tiết kiệm thời gian vàng ngọc.Một thống kê có thể khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải ngạc nhiên: Hơn một triệu giờ mỗi năm bị lãng phí đơn giản bởi sự thiếu tổ chức tại nơi làm việc.

8. Hiệu suất và sự tin tưởng, chia sẻ lẫn nhau những ý tưởng và lời khuyên đã khiến những nhân viên lớn tuổi càng trở nên lý tưởng hơn. Những năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều công sở khác nhau đã đem lại cho các nhân viên này một sự hiểu thấu tuyệt vời về việc phải làm thế nào để công việc được thực hiện hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều hơn thời gian và tiền bạc cho công ty. Độ tin cậy của họ, được xây dựng qua nhiều năm, đồng nghĩa rằng họ sẽ không ngần ngại chia sẻ các ý kiến của họ với ban quản lý.

9. Tính cẩn thận, sự chín chắn đến từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc đã giúp các nhân viên lớn tuổi không bối rối mỗi khi các vấn đề khó khăn xuất hiện.

10. Việc tự mình làm gương cho các nhân viên khác trong công  ở đây  ty luôn là một giá trị vô hình khác mà rất nhiều chủ doanh nghiệp phải cảm kích ở những nhân viên lớn tuổi. Họ có thể trở thành những thầy giáo tuyệt vời, những tấm gương điển hình, qua đó giúp cho việc đào tạo các nhân viên khác được dễ dàng hơn rất nhiều.

11. Các kỹ năng giao tiếp - biết được khi nào phải giao tiếp và giao tiếp như thế nào - của các nhân viên lớn tuổi được hình thành từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống. Các nhân viên lớn tuổi hiểu được tình hình “chính trị” nơi công sở và biết được cách thức truyền tải một cách ngoại giao nhất các ý tưởng của họ tới ông chủ.

12. Chi phí lao động được giảm thiểu là một lợi ích lớn khác khi tuyển dụng những nhân viên lớn tuổi. Phần lớn các nhân viên này đều đã có bảo hiểm xã hội từ các công ty trước đây họ đã làm việc hoặc có các nguồn thu nhập bổ sung và sẵn lòng nhận tiền lương thấp hơn một chút để có được công việc họ mong muốn. Các nhân viên lớn tuổi hiểu rằng được làm việc cho một công ty mang nhiều ý nghĩa cuộc sống hơn là việc hàng tháng nhận được một tấm séc tiền công.

Nhìn chung, bất cứ chủ doanh nghiệp nào còn đang băn khoăn có nên tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi hay không nên nhìn nhận lại 12 lợi ích trên. Các giá trị và kỹ năng của những nhân viên lớn tuổi – cũng như việc tiết kiệm đáng kể cho công ty nhiều khoản chi phí tiền bạc lẫn thời gian vàng ngọc - sẽ đảm bảo rằng việc tuyển dụng họ trở nên thực sự hiệu quả hơn nhiều so với việc tuyển dụng một đội ngũ lao động trẻ tuổi. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm và sự cẩn thận, chu đáo cũng là những đặc tính khó có thể tìm thấy ở những nhân viên trẻ tuổi.

Nếu bạn không có đủ thời gian và nguồn lực để thường xuyên giải quyết vấn đề tuyển dụng rồi lại tuyển dụng, lần kế tiếp khi bạn cần đến một quyết định tuyển dụng, hãy quan tâm nghiêm túc tới những nhân viên lớn tuổi: Sự đóng góp của họ cho công ty có thể tác động tích cực tới nền tảng doanh thu và lợi nhuận trong nhiều năm liền.

Quantri.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét