Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

 Phương pháp OKR được áp dụng đầu tiên vào năm 1970 và càng ngày được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy OKR là gì và các bước xây dựng phương pháp này như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu ngay nhé.

1. OKR là gì?

OKR là từ viết tắt của Objective Key Results - là một phương pháp quản lý theo mục tiêu giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân trong công ty để đảm bảo rằng tất cả thành viên đang đi đúng hướng mục tiêu đã đề ra và đảm bảo được hợp tác giữa cá nhân diễn ra một cách xuyên suốt. 

OKR được hình thành dựa trên 2 yếu tố chính: Objective (Mục tiêu) và Key Result (Kết quả then chốt).

  • Objective (Mục tiêu): “Tôi muốn đi đâu?” - Mục tiêu được thiết lập để thúc đẩy việc vận hành và phát triển công việc. Mục tiêu thường được xác định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm khích lệ tinh thần làm việc cá nhân.
  • Key Result (Kết quả then chốt): “Tôi đến đó bằng cách nào?” -  Kết quả then chốt đo lường mức độ thành công của mục tiêu đã đạt được mục tiêu. Quy trình này được áp dụng xuyên suốt trong quá trình làm việc.

2. Các bước xây dựng phương pháp OKR hiệu quả

Dưới đây, Blognhansu sẽ “bật mí” cho bạn 8 bước để xây dựng OKR hiệu quả.

2.1 Xác định Objective và Key Result

Đề ra từ 3-5 mục tiêu rõ ràng và cụ thể, tránh trường hợp mục tiêu chung chung dẫn đến việc không thể xây dựng chiến lược. Doanh nghiệp cần phải tạo ra áp lực trong mục tiêu đặt ra nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên. Khi đặt ra Key Result cần chú ý đo lường và phản ánh đúng tình hình thực tế để đạt được giá trị cốt lõi sau phương pháp OKR.

2.2 Xác định hệ thống để tổ chức quản lý OKR

Các phần mềm có sẵn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và theo dõi, điều chỉnh trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên phụ thuộc quá nhiều vào các phần mềm. Thay vào đó nên nắm vững những quy trình và mục tiêu công việc để tránh thực hiện không đúng trọng tâm và chệch đi định hướng ban đầu.

2.3. Họp với ban lãnh đạo cấp trung để phác thảo mục tiêu.

Việc triển khai OKR cần được thông qua cuộc họp với ban lãnh đạo nhằm thu thập ý kiến, từ đó hoàn thành chiến lược qua đó phổ biến cách áp dụng phương pháp OKR hiệu quả và cho thấy được mặt hạn chế và cơ hội mà OKR mang lại.

2.4 Phổ biến chiến lược OKR cho toàn doanh nghiệp

Sau khi đưa ra kế hoạch cuối cùng, OKR sẽ được phổ biến với toàn bộ công ty và phải phân tích một cách rõ ràng cụ thể về mục đích và kết quả đã đạt được sau khi thực hiện để nhân viên công ty có thể nắm rõ cũng như hiểu những gì mình đang và sẽ làm.

2.5 Phác thảo mục tiêu cá nhân theo từng bộ phận họp bàn

Trưởng bộ phận sẽ triển khai công việc và cùng nhau phân tích công việc chia sẻ quan điểm và mong muốn của mỗi người để thống nhất nhiệm vụ phù hợp cho từng cá nhân. Các cuộc họp này mở ra thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng của các cấp lãnh đạo với nhân viên, giúp các bên hiểu nhau hơn và đạt kết quả như mong muốn.

2.6 Kết nối, phân tầng và trình bày OKR

Sau khi đã triển khai với nhân viên, trưởng phòng sẽ tổng hợp ý kiến về OKR và gửi cho ban lãnh đạo. Khi cấp quản lý đã thống nhất về thời gian thực hiện, OKR sẽ được trình bày trong cuộc họp toàn công ty và đưa ra hướng đi cụ thể để đạt kết quả như mong đợi.

2.7 Theo dõi và quản lý OKR cá nhân

Khoảng thời gian đầu khi sử dụng OKR còn mới mẻ sẽ cần các cấp quản lý giám sát, điều chỉnh trong quá trình nhân viên thực hiện. Việc này sẽ giúp cho mỗi cá nhân làm việc hiệu quả, có tính tự chủ trong công việc. Khi nhân viên đã hiểu rõ về quy trình và thành thạo sẽ giúp tăng năng suất công việc hơn.

2.8 Đánh giá chiến lược OKR

Dựa trên Key Result, điểm trung bình được dùng thang đo cho Objective. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm OKR không dùng cho đánh giá công việc vì đây là công cụ tối ưu phân tích công việc.

Dựa vào thang điểm từ 0 - 1.0, OKR được phân chia như sau: 0 là điểm thực hiện được phần nào của mục tiêu, sau đó tăng dần đến 0.6 - 0.7 là mức độ an toàn để nhận định rằng kế hoạch đang đi đúng hướng và 1 điểm là hoàn thành mục tiêu.

Lời kết,

Bài viết trên đây đã cho chúng ta hiểu được OKR là gì và các bước để xây dựng OKR hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng được phương pháp này vào trong doanh nghiệp của bạn nhé. Chúc bạn thành công!


0 nhận xét :

Đăng nhận xét