Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Như ở bài viết trước chúng ta đã biết về phương pháp MBP thì hôm nay Blognhansu sẽ cho bạn biết về phương pháp MBO thường “đồng hành” cùng MBP. Vậy MBO là gì? Ưu nhược điểm của MBO như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. MBO là gì?

MBO (Management by Objectives) nghĩa là Quản trị theo mục tiêu - là một phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. 

MBO bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau:

  • Sự cam kết của các nhà quản lý với hệ thống MBO.
  • Sự cộng tác, hợp tác của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung.
  • Sự tự giác và tự nguyện với tinh thần tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung.
  • Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.

2. Lợi ích của MBO 

Phương pháp quản trị MBO giúp nhà quản trị hoạch định, xác định mục tiêu của tổ chức chính xác hơn. Hệ thống MBO đua mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân đạt được sự thống nhất. MBO gồm các lợi cơ bản sau:

  • Kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao trách nhiệm của các thành viên, các bộ phận tham gia việc quản trị để hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp/ tổ chức.
  • Tạo điều kiện cho mọi thành viên có cơ hội phát triển năng lực của mình.

MBO giúp nhà quản trị xác định hệ thống mục tiêu rõ ràng, thuận lợi hơn trong việc đo lường, kiểm tra, đánh giá cũng như điều chỉnh các tác vụ, cá sai lệch so với kế hoạch, đảm bảo được mục tiêu đã đề ra.

3. Ưu và nhược điểm của MBO

Bất kể phương pháp nào cũng có điểm mạnh và hạn chế tồn tại, tuy nhiên MBO lại được đánh giá khá cao khi thu hút số lượng lớn các chủ doanh nghiệp hài lòng.

3.1 Ưu điểm

  • Quản lý theo mục tiêu đề cao vai trò và trách nhiệm của nhân viên trong công việc.
  • Các mục tiêu cốt lõi được xác định cụ thể cho từng nhân viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn và chuyên môn của họ.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác và kết nối giữa các thành viên để làm việc theo nhóm đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên sự hiểu biết rõ ràng về những kỳ vọng của công ty đối với họ và ảnh hưởng của họ trong việc hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Mỗi nhân viên đảm nhận những mục tiêu duy nhất – cho thấy sự quan trọng của họ trong tổ chức, thúc đẩy nỗ lực cống hiến và sự trung thành.
  • Mục tiêu của nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu của tổ chức.

3.2 Nhược điểm

  • Quản lý theo mục tiêu thường bỏ qua các đặc tính và điều kiện làm việc hiện có của tổ chức.
  • Nhà quản lý luôn đặt áp lực lên nhân viên trong việc hoàn thành các mục tiêu của họ mà quên mất việc sử dụng MBO để tham gia, sẵn sàng đóng góp và phát triển năng lực quản lý.
  • Nhân viên đôi khi cảm thấy áp lực trước những kỳ vọng, đòi hỏi quá cao của tổ chức so với năng lực, nguồn lực hiện có.
  • Thời gian để bắt đầu triển khai MBO rất dài, đôi khi cần đến 3 – 5 năm để thực hiện một chương trình MBO đúng cách, đầy đủ.
  • Nhiều nhà quản lý có xu hướng coi quản trị theo mục tiêu là một hệ thống tổng thể có thể xử lý tất cả các vấn đề quản lý trong doanh nghiệp sau khi được thiết lập. Sự phụ thuộc quá mức có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ngoài mong muốn.

Lời kết,

Bài viết trên đã cho ta hiểu được MBO là gì? Ưu nhược điểm của MBO. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc đem lại giá trị cho doanh nghiệp bạn và hướng tới mục tiêu ngắn hạn của tổ chức. 

0 nhận xét :

Đăng nhận xét