Như bạn cũng biết, OKR không phải khái niệm quá xa lạ trong quản lý doanh nghiệp. Đây là một mô hính quản trị mục tiêu hiệu quả được nhiều nhà quản lý ứng dụng.
1. OKR là gì?
"OKR hay “Objectives and Key Results” là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra."
Phương thức tiếp cận độc đáo OKR được phát triển bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970 rồi John Doerr tiếp tục kế thừa và phổ biến phương pháp này tại Google. Hiện nay, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều tập đoàn, công ty công nghệ lớn như Google, Twitter, Zynga, LinkedIn, …
2. Cấu trúc của mô hình OKR
OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi quan trọng:
- Objectives (Mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
- Key Result (Kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào?
Objective có thể hiểu là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Trong khi đó, Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao cho tới từng cá nhân trong tổ chức. Từ đó, tạo ra sự liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung chí hướng.
3. Nguyên lý hoạt động của OKR là gì?
Có thể thấy, điểm khác biệt của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin:
- Tính tham vọng: Objective được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện có.
- Tính đo lường được: Key Result thường gắn với các mốc có thể đo lường được.
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều thấy và theo dõi OKR của tổ chức.
- Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét