Nhìn vào nửa đầu năm 2012, chúng tôi nhận thấy các hãng sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới như Samsung, Apple, Nokia hay Sony đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhau bằng giá. Không có nhiều sáng kiến hay công nghệ mới được giới thiệu trong thời gian qua, thay vào đó các hãng đã phải tập trung nhiều nỗ lực vào nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong bối cảnh hiệu suất trong ngắn hạn là ưu tiên hàng đầu, điều gì đã khiến Nokia thay vì dồn nguồn lực vào các hoạt động sản xuất, đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu tạo ra sự khác biệt lớn về sản phẩm và dịch vụ. Theo dự báo, Nokia sẽ tung ra nhiều sáng kiến đổi mới ngay trong mùa thu này. Đó là một ví dụ cho thấy các nhà lãnh đạo sáng suốt đóng vai trò quan trọng, bằng các quyết định chiến lược của mình, cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vậy, một nhà lãnh đạo cần có những khả năng gì để đem lại sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp? Tất nhiên việc lãnh đạo một doanh nghiệp luôn phải theo hoàn cảnh cụ thể, lãnh đạo doanh nghiệp khi thị trường ổn định sẽ khác khi có những thay đổi về công nghệ, kinh tế, chính trị và xã hội, dù thực tế là về lâu dài những thay đổi đó có thể đem lại cả cơ hội và thách thức.
Do vậy, chúng tôi cho rằng có một mối liên hệ ràng buộc giữa việc lãnh đạo doanh nghiệp và sự biến động của môi trường kinh doanh, khiến các nhà lãnh đạo luôn phải đặt các ưu tiên hiệu suất ở ngắn hạn trong một lộ trình dài hạn để có thể thích ứng với các thay đổi lớn trong tương lai. Các doanh nghiệp thành công mà tôi thấy đều có dược sự tăng trưởng bền vững bằng cách làm chủ các thay đổi. Sự phát triển hay biến động về công nghệ, kinh tế, chính trị và xã hội đêm tới cơ hội sáng tạo và lãnh đạo bền vững cho mọi doanh nghiệp.
Vấn đề còn lại là triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo như thế nào và cách để một nhà lãnh đạo trở nên sáng tạo. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới việc làm thế nào để nhà lãnh đạo trở nên sáng tạo trong bối cảnh hiện nay thông qua việc trả lời 5 câu hỏi sau. Các câu trả lời sẽ dẫn tới cách giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới.
Câu hỏi thứ 1: Bước tiếp theo sẽ là gì?
Tất cả các sản phẩm, dịch vụ và quy trình làm việc đều có thể thay đổi – rẻ hơn, an toàn hơn, đáng tin cậy hơn, êm ái hơn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường hơn. Các cách thức phổ biến hiện nay không phải là phát minh ra một thứ gì hoàn toàn mới mà là cải tiến những thứ có sẵn. Khi đã xác định hướng đi như vậy thì bước tiếp theo sẽ là gì?
Chiến tivi của những năm 90 to lớn và kềnh càng. Liệu có thể làm chúng trở nên gọn nhẹ hơn mà vẫn giữ được, thậm chí tăng kích thước màn hình? Thực tế đã trả lời là hoàn toàn có thể. Tivi màn hình phẳng ra đời vào những năm 2000 đã đem tới sự thay đổi quan trọng về hình dạng của một chiếc Tivi sau gần 50 năm tồn tại. Đó là vẫn chưa phải điểm cuối cùng, hiện nay các hãng sản xuất đang tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm năng lượng, thiết kế màn hình 3D, hiển thị hình ảnh động trên các sản phẩm hay tờ báo hàng ngày.
Có thể cúng ta sẽ sớm thấy các ý tưởng trên thành hiện thực, cũng giống như việc chúng ta thấy các màn hình vi tính và điện thoại được thu nhỏ lại, thông minh hơn với màn hình cảm ứng hay các bộ vi xử lý được tích hợp vào các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, thậm chí là vào cả áo quần chúng ta mặc.
Nhìn chung, sự phát triển thường xuyên đòi hỏi các nỗ lực cá nhân và quan hệ con người với nhau. Chúng ta đã đi từ sản xuất thủ công tới sản xuất công nghiệp; từ dàn nhạc giao hưởng tới máy hát và Ipod; từ việc phải tới tận ngân hàng giao dịch tới sự ra đời của máy ATM và giao dịch qua Internet; từ họp mặt trực tiếp tới họp qua điện thoại rồi qua truyền hình và họp trực tuyến. Trong thế giới công nghệ, các thiết bị liên tục ra đời và thay thế nhau - từ vật dụng pha lê tới những con chip điện tử và mỗi thành tựu công nghệ đều mang đến nhiều tiện ích và hình thái dịch vụ mới.
Câu hỏi thứ 2: Có những cách nào để giải quyết vấn đề?
Hình mẫu lý tưởng là tìm kiếm các giải pháp theo khuôn mẫu đã thành công. Chiếc xe ô tô đầu tiên giống với chiếc xe ngựa kéo hơn là chiến xe hơi hiện nay. Các nhà sản xuất khi đó chỉ đơn giản thay thế con ngựa bằng động cơ chạy dầu – thứ mà ngay nay chúng ta đang tìm giải pháp động cơ tiết kiệm năng lượng hơn để thay thế. Sự thay đổi về mặt thiết kế nhiều khi có thể phát triển hoặc thậm chí dẫn đến các thay đổi hoàn toàn trong lĩnh vực. Internet không chỉ đơn thuần là một hệ thống truyền dữ liệu kỹ thuật số, nó đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dung, các mối quan hệ giữa người xuất, phân phối và tiêu dung và thậm chí các vấn đề về tác quyền.
Liệu có những lựa chọn khác? Mỗi lựa chọn chỉ là một trong số nhiều giải pháp mà ta có. Bạn luôn có thể tự rèn luyện để nhìn mọi thứ xa hơn, rộng hơn, đồng nghĩa với có nhiều hơn các lựa chọn cho sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng kinh doanh. Logic chung lànhân sựluôn hướng tới điều tốt đẹp hoặc có lựa chọn tối ưu, và do vậy cần phải có nhiều lựa chọn.
Nếu bạn nhìn vào tình hình thực hiện nay, ví dụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từ hàng ngàn năm trước tại châu Á đã nảy sinh ý tưởng sao in những bức thư, gần 500 năm sau tại châu Âu Guntenberg đã dựa trên ý tưởng này để thực hiện việc ép nho thành nước hoa quả và đó cũng là bước nền tảng tạo ra cuộc cách mạng in ấn sách, tạp chí hàng trăm năm sau đó. Hơn 50 năm trước, máy tính vẫn còn là một điều viễn tưởng với đa số người dân, rồi máy tính nhân, điện thoại di động và các công nghệ sao chép đã xuất hiện vào cuối của thập niên 90, mạng internet cũng ra đời vào thiên niên kỷ thứ hai. Công nghệ mới và cách thức sử dụng công nghệ mới đang thay đổi cách chúng ta sống và sinh hoạt. Sự lan tỏa của công nghệ đã tạo nên những bước nhảy vọt về kinh tế và xã hội trên khắp thế giới. Vì vậy, lãnh đạo sáng tạo cũng là một nhân tố chủ chốt cho sự tăng trưởng bền vững của thế giới.
Câu hỏi thứ 3: Liệu có thể chuyển giao các giải pháp?
Thu thập thông tin/ chuyển giao công nghệ là một chiến lược quan trọng khi bạn muốn phát triển một lĩnh vực lên ngang tầm với lĩnh vực khác. Vào những năm 1200, Marco Polo đã có chuyến thám hiểm nổi tiếng từ Italia tới Trung Quốc, bên cạnh thành quả thu được là các loại cỏ và giải pháp kỹ thuật, ông đã tiếp nhận kiến thức chế tạo thuốc sung và la bàn của người Trung Quốc. Gutenberg đã học cách ép rượu khi làm việc trong các vườn nho của Đức và áp dụng ý tưởng đó để in thư, mở đầu cho bước nhảy vọt mang tính cách mạng trong ngành Xuất bản.
Kiến thức không nhất thiết phải liên hệ với công nghệ phức tạp như tạo ra phản ứng phân hạch, chế tạo bom nguyên tử, mà có thể áp dụng vào những thứ đơn giản, chẳng hạn như ý tưởng về chè túi được áp dụng để sản xuất ra những gói cà phê hòa tan.
Nhưng sự thành công của ý tưởng này cũng có thể được áp dụng để đem đến thành công cho nhiều ý tưởng khác. Hãng thời trang Adidas là một ví dụ, cho tới những năm 1970, Adidas là thương hiệu giày thể thao hàng đầu thế giới nhưng trước đó, bước chuyển có tính nhảy vọt của hãng là tại Olympic 1936 Berlin khi huyền thoại Jesse Owen đeo một đôi giày Adidas. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của chiến lược sử dụng cho tới ngày nay. Adidas thống lĩnh thị trường giày thể thao cho tới những năm 1970 nhờ 4 yếu tố sau:
Thương hiệu độc đáo và được định vị ở vị trí thống lĩnh
Liên tục phát triển những sản phẩm mới (không chỉ là giày thể thao mà còn có trang phục, bóng…)
Những vận động viên điền kinh nổi tiếng thế giới sử dụng các sản phẩm của Adidas (tại Thế vận hội Montreal 1972 hơn 80% những vận động viên chiến thắng đã sử dụng sản phẩm của hãng này).
Việc sản xuất được triển khai ở những quốc gia có chi phí sản xuất thấp
Trong những năm cuối thập kỷ 60-70, thị trường đồ thể thao thế giới do 3 hãng Adidas, Puma và Tiger thống trị. Nhưng sự thay đổi trong phong cách sống tại Mỹ, một thị trường với hơn 300 triệu dân, đã ảnh hưởng tới thị hiếu của nhiều thị trường khác. Đó là phong cách sống lành mạnh và năng động, thứ đã khiến hàng triệu người bắt đầu đi bộ và sử dụng giày thể thao hàng ngày. Các thương hiệu mới như Nike, New Balance và Etonic ra đời và gặt hái những thành công như cách mà Adidas đã làm. Trong những thập niên 1970 – 1980, doanh thu của Nike đã tăng từ 2 triệu USD lên 700 triệu USD và tới những năm 80, Nike đã trở thành công ty có lợi nhuận lớn nhất Mỹ.
Câu hỏi thứ 4: Luôn có những cơ hội?
Nhìn những gì đang tồn tại luôn dễ dàng hơn là những thứ trừu tượng. Một câu chuyện kinh điển của hai nhân viên bán giày tại châu Phi. Một người báo cáo rằng thị trường giày không tồn tại, trong khi nhân viên còn lại báo cáo rằng đó là một thị trường rất vô hạn và rất tiềm năng. Những gì không tồn tại hôm nay có thể xuất hiện vào ngày mai. Luôn có cơ hội cho mỗi doanh nghiệp và nhà lãnh đạo.
Thụy Điển trong một thời gian dài là thị trường lớn cho các đồ uống có cồn, vodka, punch được sản xuất trong nước. Brandy đã được coi là một rượu độc quyền Pháp ngay cả khi nó được tiêu thụ trên toàn thế giới. Whisky chủ yếu được sản xuất bởi Ireland hay Scotland. Tại sao? Một lý do quan trọng là nó đã bị cấm bởi Chính phủ. Khi hàng loạt công ty sản xuất rượu whisky bị đóng cửa thì một số lượng lớn các nhà máy bia đã được thành lập khi các nguyên tắc sản xuất bia bị thay đổi.
Thực tế thì một chiếc xe đạp hoặc ô tô nên có hình dáng như thế nào? Với giao thông càng ngày càng dày đặc ở các thành phố lớn và ngày càng có nhiều sự quan tâm dành cho vấn đề môi trường, một công ty bắt đầu sản xuất Segways, một loại xe hai bánh chạy bằng pin điện.
Câu hỏi thứ 5: Chúng ta có thích ứng được với những thay đổi của thế giới?
Năm 2010, ngành Y tế của Thụy Điển đã có nhiều cải cách và hướng tới tự do cung cấp các dịch vụ tư chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hàng năm, Thụy Điển phải chi trả khoảng 30 tỷ USD cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực công. Thị trường như vậy rõ ràng đã được tạo ra cho các doanh nhân muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển. Thị trường này đã bị đóng cửa trước đó nhưng rồi lại được mở ra khi hàng loạt các quy định được bãi bỏ. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tìm thấy các mô hình tiêu biểu ở các lĩnh vực giáo dục, giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Công ty máy tính Apple có một lịch sử đặc biệt về sự sáng tạo. Công ty được thành lập vào năm 1976 trong làn sóng trẻ trung, sáng tạo và duy trì được khoảng hơn 35 năm. Apple là loại máy tính cá nhân đầu tiên có giao diện đồ họa tương tác với người sử dụng và sử dụng chuột máy tính, nhưng về cơ bản chỉ là một đồ chơi công nghệ, được kết nối các vi mạch để hoạt động mà không có ứng dụng thực tế. Apple có một chỗ đứng vững chắc trong ngành nhưng vẫn bị nhìn nhận như một sản phẩm non trẻ bị giới hạn nhiều bởi giá trị sử dụng. Khó khăn càng lớn khi phải cạnh tranh với các hãng máy tính cá nhân khác có sử dụng phần mềm văn phòng Microsoft Windows. Sau bước khởi đầu huyền thoại, Apple đã đối mặt với nhiều khó khăn trong một khoảng thời gian dài. Để có thể phát triển trong tương lai, Steve Jobs đã có nhiều cải tổ và điều đó đang đưa Apple trở lại quỹ đạo thành công:
Thiết kế: Apple là công ty đầu tiên cung cấp cho khách hàng không chỉ máy tính mà còn những sản phẩm với thiết kế tiên tiến như Imac, Ibook,… các mô hình máy tính với thiết kế khác nhau.
Âm nhạc: Sự thành công đầu tiên là việc tung ra thị trường âm nhạc dành cho giới trẻ dòng máy nghe nhạc Ipod MP3 (2001) và bắt đầu phân phối âm nhạc trực tuyến thông qua iTune (2003).
Truyền thông: Apple tung ra iPhone (2007) với giao diện riêng
Ứng dụng đồ họa: Bằng cách cho phép Disney mua Pixar cũng đã tích hợp sự phát triển của công nghệ thông tin và sản xuất phim. Sau nhiều đổi mới, Pixar ngày nay là một đài truyền hình hàng đầu với nhiều sản phẩm điện ảnh đoạt giải Oscar.
Giải quyết vấn đề, phát minh và sáng chế
Trong bài viết này, chúng tôi đặt vấn đề lãnh đạo tập trung vào việc tạo ra tăng trưởng thông qua sự thay đổi (lãnh đạo sáng tạo) trái ngược với khái niệm lãnh đạo tập trung vào chi phí thấp, năng suất cao (lãnh đạo năng suất). Cả hai đều cần thiết. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng sự lãnh đạo nhằm tạo ra tăng trưởng thông qua thay đổi sẽ cần thiết hơn. Các câu trả lời cho năm câu hỏi trên để giải quyết vấn đề, đổi mới và sáng tạo. Những câu trả lời khác nhau phụ thuộc vào tính chất, mức độ của sự đổi mới, sáng tạo.
Giải quyết vấn đề thường diễn ra trong phạm vi một khuôn khổ hiện có. Các vấn đề điển hình trong một doanh nghiệp ít nhiều đều có liên quan đến sự phát triển sản phẩm, dịch vụ truyền thống hoặc hiện đại. Ở một số doanh nghiệp khác, các vấn đề nằm ở sự vận hành tổ chức và cải tiến quy trình.
Sáng chế là một cái gì đó thực sự mới được tạo ra bởi con người. Bảng chữ cái, kinh tế thị trường, bánh xe, la bàn, động cơ hơi nước và động cơ đốt trong là những ví dụ sáng chế có tầm quốc tế. Để có được phát minh được cấp bằng sáng chế, doanh nghiệp hay nhà sáng chế cá nhân phải cho thấy thứ mới và khác biệt so với các giải pháp trước đây. Ví dụ Thụy Điển, ổ khóa được phát minh bởi Johan Petter Johansson 1892, Sven Wingqvist đã phát minh ra vòng bi, Gideon Sundback phát minh ra dây kéo, Nils Bohlin phát minh ra dây an toàn cho xe ô tô và Bertil Aldman phát minh ra chỗ ngồi phía sau xe ô tô.
Thuật ngữ đổi mới xuất phát từ tiếng Latin innovare, có nghĩa là đổi mới, nhưng đổi mới được xem như là một sự thay đổi triệt để và do đó liên quan đến sáng chế. Trong khi sáng chế là một sự đổi mới mà không nhất thiết phải có tính hữu ích. Đổi mới được áp dụng thực tiễn. Công ty của Thụy Điển là Tetra Pak, IKEA, Asea, SKF, Sandvik, Atlas Copco, Nitro Nobel, Electrolux và Ericsson không thể tồn tại nếu không có đổi mới. Sáng kiến của họ ban đầu tập trung vào hàng hóa, nhưng hiện nay đã định hướng lại theo dịch vụ. Khi đó, đổi mới có thể là một sự canh tân của một quá trình sản xyaast và dịch vụ hay một sản phẩm mới. Máy vi tính, điện thoại di động và Internet không chỉ là sản phẩm đổi mới của chúng bản thân chúng mà việc sử dụng các sản phẩm này đã tạo ra sự đổi mới trong quá trình sản xuất, quản lý, phân phối và tiêu dùng. Như vậy, neeys đưa ra định nghĩa thông thường của khái niệm đổi mới là “đổi mới công nghệ” rõ ràng là không đủ rộng. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quá trình sáng tạo còn là sự phức hợp và những ảnh hưởng đến những thứ xung quanh gì chúng ta thấy ở ví dụ trên. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi xem sáng tạo là sự thể hiện các tham vọng và tầm nhìn của doanh nghiệp. Qua bài viết này, chúng tôi chỉ ra cách lãnh đạo sáng tạo thông qua trả lời năm câu hỏi, từ đó có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam - Vietnam HRDay
* Tác giả: GS.TS Lars Torsten Eriksson
Đại học Uppsala (Thụy Điển)
TS. Sven-Erik Svard
Đại học Uppsala (Thụy Điển
0 nhận xét :
Đăng nhận xét